Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

Người nuôi trăn số một ở TPHCM 0987215602

Chỉ trong 3 tháng, trại trăn Hiền đã mang về hơn 350.000 USD từ việc xuất khẩu trực tiếp da trăn sang Ý, đóng thuế cho Nhà nước hơn 500 triệu đồng Mở cánh cửa tủ kiếng kê giữa nhà, nhẹ nhàng ôm “khối đen” được cuộn tròn và bao bọc cẩn thận ra giữa sân, bảo người phụ việc cầm một đầu, ông từ từ trải “khối đen” ra, lúc bấy giờ tôi cùng nhiều người đang đứng xem mới vỡ lẽ: Đó là tấm da trăn “quá khổ”. Có lẽ đây là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy tấm da trăn lớn như vậy. Ông kể: “Thằng Đực (tên con trăn) vừa mất cách đây hơn tháng, nó dài đúng 7 thước và nặng 120 kg. Đây là con trăn đực tôi quý nhất, bởi nó sống với tôi đã trên 10 năm, chứng kiến mọi thăng trầm trong nghề của tôi. Nó “đi” để lại tấm da này, nhiều người ngã giá mua trên 1.000 USD nhưng tôi không bán, vì đây là kỷ niệm về “thằng Đực” mà tôi còn giữ được”. “Vua” trăn Tìm địa chỉ trại nuôi trăn Hiền không quá khó, bởi khi vào khu vực phường Hiệp Tân, quận Tân Phú - TPHCM hỏi ông Lê Văn Hiền, chủ trại nuôi trăn, hầu như ai cũng biết. Nhiều người còn đọc vanh vách địa chỉ của trại: 17/6 Lũy Bán Bích. Ông nổi tiếng cũng phải, ở cái đất TPHCM NÀY TÌM ĐƯợC MấY NGƯờI NHƯ ÔNG. Khởi nghiệp nuôi trăn từ năm 1983, giờ đây chỉ cần nhìn cử chỉ, ông có thể biết được con trăn đang muốn gì, cần ăn hay cần uống, hoặc nhìn vào mắt là có thể biết nó sắp bị bệnh hay đang uể oải trong người. Kinh nghiệm cũng chỉ là một phần trong sự nổi tiếng của ông. Nhiều người gọi ông là “vua” trăn còn ở quy mô nuôi, không một trại trăn nào ở TPHCM có thể “địch” lại. Hiện tại trại trăn Hiền có tổng đàn nuôi lên đến 1.200 con, trong đó có 600 con đang trong thời kỳ sinh sản, mỗi mùa có thể cho ra đời từ 10.000 đến 15.000 trăn con. Không những thế, trại trăn Hiền còn “trùm” trong lĩnh vực xuất khẩu. Chỉ trong ba tháng 9, 10 và 11-2004, ông đã mang về hơn 350.000 USD từ việc xuất khẩu trực tiếp da trăn sang Ý, đóng thuế cho ngân sách Nhà nước hơn 500 triệu đồng. “Sang Việt Nam, nhìn thấy quy mô nuôi và “uy tín” của trại trăn Hiền, nên khách hàng đã không ngần ngại đặt cọc trước 150.000 USD, gọi là tiền đầu tư để “giữ chân hàng”. Trong tháng 1-2005, tôi và nhà nhập khẩu sẽ đàm phán và ký hợp đồng xuất khẩu cho cả năm 2005, hy vọng con số sẽ lớn hơn nhiều” - ông Hiền nói. Nuôi trăn, dễ mà khó “Vua” trăn Lê Văn Hiền dang chăm sóc trăn Trăn là loài vật dễ nuôi và nhàn. Một người có thể nuôi và chăm sóc cho vài trăm con, bởi thức ăn khoái khẩu của trăn là chuột và gà, hai món này trên thị trường không thiếu. Trăn cũng là động vật chịu đói rất giỏi, vào mùa sinh nở, nhiều con trong thời gian 2-3 tháng không ăn cũng không hề hấn gì. Thế nhưng, nuôi trăn cũng cực kỳ khó đối với những người mới vào nghề. Ông Hiền nói: “Hơn 20 năm lăn lộn với nghề, mãi đến cuối năm 2001, tôi mới dám nghĩ rằng mình đã thành công trong nghề nuôi trăn và mạnh dạn “bung” rộng ra. Còn trước đây liên tục bị bầm dập, nhiều lúc muốn sạt nghiệp!”. Ông Hiền kể: Trăn thường mắc hai loại bệnh: bị đàm, sổ mũi và bị đẹn (lở miệng). Khi mắc các chứng bệnh này, trăn thường bỏ ăn, sau đó lăn ra chết. Điều nguy hiểm là các bệnh này lây lan rất nhanh, trong đàn có một con bị, chỉ cần vài ngày là cả đàn “bỏ ăn” theo. Ông Hiền không hé một lời về phương pháp để chữa các loại bệnh này cho trăn, bởi theo ông đây là “bí quyết” của mỗi người, không thể lan truyền rộng rãi. “Nhưng người nuôi trăn nào gặp “nạn”, không chữa được, tôi sẵn sàng “bốc” thuốc và đến tận nơi để chữa giúp” - ông khẳng định. Tìm hiểu trong giới nuôi trăn, tôi được biết “cái giá” để ông Hiền đúc kết kinh nghiệm, tìm ra được bài thuốc chữa bệnh cho trăn là không nhỏ. Bằng chứng là năm 2000, trên 300 con trăn đang nuôi của ông bỗng dưng lăn đùng ra chết cũng chỉ vì... sổ mũi, lở miệng. Tôi hỏi ông về “nỗi buồn” này, ông tâm sự: “Lúc đó tôi chỉ biết dùng nước muối để rửa cho chúng, nhưng vẫn không hết. Quá chán nản, ý định của tôi là sẽ bỏ nghề. Nhưng nghĩ lại thấy “ức”, gần 20 năm sống chung với trăn, không lẽ đành bó tay? Suy nghĩ này thôi thúc tôi phải làm cái gì đó, và tôi tự nghĩ ra bài thuốc, đem thí nghiệm trên “thằng Đực” trước, không ngờ lại thành công”. Lúc này tôi càng hiểu được tại sao ông giữ lại tấm da trăn trên để làm kỷ niệm, chỉ vì “nó sống với tôi đã trên 10 năm, chứng kiến mọi thăng trầm trong nghề của tôi”. Một nghề đang hồi phục Còn nhớ những năm đầu thập kỷ 90, phong trào nuôi trăn để xuất khẩu sang Trung Quốc nở rộ khắp cả nước, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Do sự phát triển “quá nóng” và sự lệ thuộc duy nhất đầu ra là thị trường Trung Quốc, giá trăn con từ 100.000-120.000 đồng/con đã “tụt dốc” từ từ xuống còn... 2.000 đồng/con, nhưng cũng không bán được. Cuối cùng, nhiều chủ trại trăn phải mang thả vào rừng. Thời điểm đó, nhiều người nuôi trăn bị sạt nghiệp. Hiện nay, nghề nuôi trăn đang bắt đầu hồi phục. Riêng địa bàn TPHCM có trên 12 trại nuôi có quy mô tương đối lớn. Giá bán trăn con cũng đã trở lại thời “hoàng kim”: 100.000 đồng/con, giá xuất khẩu da từ 6 USD đến 15 USD/m, tùy kích cỡ chiều ngang. Đầu ra cho trăn cũng “rộng” hơn, không bó hẹp thị trường Trung Quốc như trước đây. Ông Hiền cho biết đầu năm 2005, ông sẽ mở thêm một trại nuôi mới trên diện tích 2.000 m2 tại Bình Chánh, lúc đó đàn trăn của trại Hiền sẽ tăng gấp nhiều lần và lượng da xuất khẩu cũng nhiều hơn. Nuôi trăn hiệu quả kinh tế cao Theo các chủ trại trăn, một con trăn con với giá 100.000 đồng, người nuôi chỉ cần mất thời gian 2-3 năm là trăn có thể sinh sản, mỗi lứa đẻ trung bình 40-50 trứng. Với tỉ lệ nở 80%, người nuôi bán trăn con vẫn có lãi cao sau khi trừ chi phí. Nếu nuôi trăn bán thịt, sau một năm nuôi, trọng lượng có để đạt 6-7 kg với giá bán hiện tại là 50.000-60.000 đồng/kg. Thuận lợi trong nuôi trăn là không cần mặt bằng lớn, tốn ít lao động và vốn đầu tư không nhiều. Tuy nhiên, theo nhiều người, khi bước vào nghề nuôi trăn, người nuôi cần tính toán trước đầu ra, không nên phát triển ồ ạt sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa như trước đây. Đồng thời cần sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt thị trường, thuế để khuyến khích mặt hàng xuất khẩu mới này.

liên hệ :0987215602

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét